Thế kỷ XVIII là thế kỷ “Ánh sáng”, thời đại của nhiều sự kiện nổi bật về chính trị, xã hội, kinh tế, khoa học và nghệ thuật. Sự xuất hiện phái Bách khoa với tư tưởng triết học duy vật của Điđơrô, đặc biệt là sự bùng nổ cuộc đại Cách mạng tư sản Pháp năm 1789 đã mở ra giai đoạn mới trong lịch sử châu Âu.
Khoa học, kỹ thuật và kinh tế các nước châu Âu phát triển mạnh. Lòng tin vào tôn giáo và nhà thờ giảm sút nhiều. Các hoạt động về nghệ thuật trở nên sôi nổi. Các nước châu Âu đua nhau sưu tầm các tác phẩm nghệ thuật cổ đại.
Nghệ thuật âm nhạc ở thế kỷ này chia làm hai thời kỳ:
Nửa đầu thế kỷ là thời đại của nghệ thuật barôc thiên về tính chất hùng vĩ, bi tráng với các nhà soạn nhạc lừng danh như A Xcalati, G. Lulli., F. Henđen, G.X. Băc…
Nửa sâu là thời đại của Trường phái Âm nhạc Cổ điển Viên
TRƯỜNG PHÁI ÂM NHẠC CỔ ĐIỂN VIÊN
1. SỰ HÌNH THÀNH TRƯỜNG PHÁI ÂM NHẠC CỔ ĐIỂN VIÊN:
Thế kỷ XVIII là thế kỷ “Ánh sáng”, thời đại của nhiều sự kiện nổi bật về chính trị, xã hội, kinh tế, khoa học và nghệ thuật. Sự xuất hiện phái Bách khoa với tư tưởng triết học duy vật của Điđơrô, đặc biệt là sự bùng nổ cuộc đại Cách mạng tư sản Pháp năm 1789 đã mở ra giai đoạn mới trong lịch sử châu Âu.
Khoa học, kỹ thuật và kinh tế các nước châu Âu phát triển mạnh. Lòng tin vào tôn giáo và nhà thờ giảm sút nhiều. Các hoạt động về nghệ thuật trở nên sôi nổi. Các nước châu Âu đua nhau sưu tầm các tác phẩm nghệ thuật cổ đại.
Nghệ thuật âm nhạc ở thế kỷ này chia làm hai thời kỳ:
Nửa đầu thế kỷ là thời đại của nghệ thuật barôc thiên về tính chất hùng vĩ, bi tráng với các nhà soạn nhạc lừng danh như A Xcalati, G. Lulli., F. Henđen, G.X. Băc…
Nửa sau thế kỷ là thời kỳ của trường phái âm nhạc cổ điển Viên.
Trường phái cổ điển Viên ra đời ở Viên thủ đô nước Áo. Khi đó, Áo là nước quân chủ chuyên chế, bao gồm nhiều vùng đất đai rộng lớn, kinh tế phát triển. Viên là nơi hội tụ nhiều người thuộc nhiều quốc tịch khác nhau đến làm ăn sinh sống.
Không khí sinh hoạt âm nhạc ở đây rất phong phú, nổi lên hai luồng chính: luồng không chuyên sinh hoạt ở các phòng trà, quán trọ; luồng chuyên nghiệp sinh hoạt ở các câu lạc bộ trí thức, các dinh thự, lâu đài quý tộc. Nhiều nghệ sĩ, nhạc sĩ nổi tiếng tụ tập về Viên để biểu diễn, trình bày tác phẩm của mình và bàn cãi những vấn đề về lý luận âm nhạc.
Những sự kiện ấy là cơ sở để nảy sinh một trào lưu, một trường phái âm nhạc mới, đó là trường phái âm nhạc cổ điển Viên.
Các nhạc sĩ tiêu biểu của trường phái cổ điển Viên là nhạc sĩ người Đức Christôp Uyliband Gluc – nhà cải cách nhạc kịch; nhạc sĩ người Áo Giôdep Hayđơn – “cha đẻ” của thể loại giao hưởng và tứ tấu; nhạc sĩ lỗi lạc của trường phái cổ điển Viên Volfgang Amađê Môda – nhạc sĩ người Áo thần đồng đã sáng tác hều hết các thể loại âm nhạc: nhạc kịch, giao hưởng, nhạc thính phòng, hợp xướng, ca khúc…; người kết thúc trường phái cổ điển Viên là nhạc sĩ vĩ đại người Đức Lutvich Văn Bêtôven – nhà văn hoá tư tưởng lớn của thời đại cách mạng tư sản với những chủ đề “Đấu tranh – Anh hùng – Chiến thắng”xuyên suốt các tác phẩm.
2. NỘI DUNG TƯ TƯỞNG, QUAN ĐIỂM THẨM MỸ CỦA TRƯỜNG PHÁI CỔ ĐIỂN VIÊN.
Trường phái cổ điển Viên có mối quan hệ chặt chẽ với cuộc Cách mạng tư sản Pháp, ảnh hưởng tư tưởng của triết học Ánh sáng, khuynh hướng thẩm mỹ mới: đề cao tri thức, đề cao trí tuệ. Bởi vậy, nội dung tư tưởng chủ đạo trong các tác phẩm của trường phái cổ điển Viên là niềm tin vào sự chiến thắng của lý trí, của lòng nhân đạo và tinh thần lạc quan tiến lên phía trước. Nhiều giao hưởng của Hayđơn; nhạc kịch, xônat, giao hưởng của Môda; giao hưởng, xônat của Bêtôven… là những bản anh hùng ca về tinh thần lạc quan và niềm tin vào ngày mai huy hoàng.
Tuy nhiên, hầu hết các nhạc sĩ cổ điển Viên có không ít những năm tháng phải làm nhạc sĩ hầu cận cho các gia đình quý tộc vì cuộc sống đói nghèo. Cho nên bên cạnh những giai điệu lạc quan còn có những âm điệu trầm lắng, bi thương phản ánh những ngày tủi nhục đau thương của người nhạc sĩ không tự do như Khúc tưởng niệm của Môda, giao hưởng Tang lễ, Vĩnh biệt của Hayđơn, xônat Apaxionata của Bêtôven.
Do ảnh hưởng khuynh hướng thẩm mỹ mới đề cao trí tuệ nên quan điểm thẩm mỹ của trường phái cổ điển thiên về đề cao cái đẹp cân đối, khúc chiết, rõ ràng.
3. THÀNH TỰU VÀ ĐẶC ĐIỂM ÂM NHẠC
Trong thời gian khoảng nửa thế kỷ, trường phái cổ điển Viên đã đạt được những thành tựu rực rỡ:
Kế thừa các bậc tiền bối, các nhạc sĩ cổ điển Viên đã hoàn thiện hình thức xônat, đưa ra sơ đồ của liên khúc xônat. Sự xuất hiện của liên khúc xônat đánh dấu một bước tiến vĩ đại trong khí nhạc, làm cho âm nhạc có thể đề cập đến những vấn đề mà trước đây tưởng như nhạc không lời không thể thể hiện được.
Thể loại giao hưởng được chính thức sáng tạo và hoàn chỉnh ở giai đoạn này. Các thể loại xônat, côngxectô được kế thừa giai đoạn trước và được hoàn chỉnh. Các nhạc sĩ cổ điển đã cải cách ôpêra sêria ra khỏi thời kỳ khủng hoảng.
Nếu như các nhạc sĩ tiền cổ điển dùng âm nhạc phức điệu (polyphonie) làm động lực phát triển thì các nhạc sĩ cổ điển lại hướng vào âm nhạc chủ điệu (homophonie). Tuy nhiên, vẫn có sự đan chen của âm nhạc phức điệu.
Âm nhạc cổ điển là tiếng nói rộng lớn hướng ra quảng đại quần chúng nên thường thiên về sáng tác những thể loại có hình thức lớn như nhạc kịch, giao hưởng, xônat, côngxectô…Tuy nhiên, các thể loại vừa và nhỏ như rôngđô, biến tấu, tổ khúc, tiểu phẩm… cũng hết sức phong phú.
Một điều quan trọng làm các tác phẩm của nhạc sĩ cổ điển Viên trở thành bất tử là do ấn tượng mạnh mẽ của chủ đề. Chủ đề thường trong sáng, giản dị nhưng có sức truyền cảm sâu sắc, vai trò của giai điệu được quan tâm và dễ thuộc dễ nhớ. Thí dụ: Chủ đề chính trong các giao hưởng No.40 gmoll, xônat No.11 A dur của Môda; giao hưởng No.5 c moll, xônat Ánh trăng No.14 gis moll của Bêtôven; aria và hợp xướng trong nhạc kịch Orphê của Gluc; giao hưởng No.104 D dur của Hayđơn… là những tác phẩm có chủ đề hết sức đặc sắc.
Trường phái cổ điển đã đưa âm nhạc nhà thờ ra ngoài đời. Khác với các nhạc sĩ tiền cổ điển còn phụ thuộc vào nhà thờ, âm nhạc của các nhạc sĩ cổ điển đích thực chỉ để phục vụ cho thế tục.
Ảnh hưởng khuynh hướng thẩm mĩ đề cao trí tuệ, ưa cái đẹp rõ ràng nên cấu trúc trong âm nhạc của trường phái cổ điển thường hài hoà, cân đối, vuông vắn, khúc chiết; câu đoạn rất mạch lạc…
Đây là giai đoạn đỉnh cao của sự tổng kết hoà thanh công năng T S D, sự sử dụng hài hoà các hợp âm thuận nghịch và sự phong phú về chuyển điệu.
(Theo PGS. TS. Nguyễn Thị Tố Mai)
Bình luận