Nhạc sĩ LUDWIG VAN BEETHOVEN (1770 – 1827)

1. Khái quát

Beethoven là nhạc sĩ thiên tài người Đức thuộc trường phái cổ điển Viên thế kỷ XVIII. Cho đến nay, lịch sử âm nhạc thế giới xếp ông vào trong số rất ít những nhà soạn nhạc vĩ đại nhất của mọi thời đại. Qua âm nhạc, Beethoven đã phản ánh sức mạnh của quần chúng nhân dân, chủ nghĩa anh hùng, tính bi tráng trong cuộc đấu tranh và khát vọng vươn tới sự cao thượng của con người.

Là nhạc sĩ cuối cùng, Beethoven đã hoàn thiện trường phái cổ điển Viên và còn tạo ra những tiền đề cho sự phát triển của trường phái lãng mạn ở giai đoạn sau.

Beethoven sáng tác rất nhiều thể loại: 9 bản giao hưởng, 32 sonate cho piano, 5 concerto cho  pianio, 1 concerto cho violon, 10 sonate violon, 16 tứ tấu đàn dây, 1 vở nhạc kịch Fidelio, nhiều tác phẩm nhạc sân khấu như Egmont, Promethe… và rất nhiều các tác phẩm cho các loại nhạc cụ và thanh nhạc.

Chủ đề bao trùm trong sáng tác (đặc biệt là sáng tác giao hưởng) của Beethoven là Đấu tranh – Anh hùng – Chiến thắng, kết thúc luôn luôn là sự lạc quan và nghị lực vô bờ.

Ảnh hưởng tư tưởng của triết học “Ánh sáng” nên âm nhạc của Beethoven rõ ràng, suy diễn hợp lý, hình thức đồ sộ nhưng lại cân đối hài hoà; giai điệu thể hiện tính kịch, tính tương phản rất đậm nét.

2. Giới thiệu tác phẩm

+ Sáng tác giao hưởng

Beethoven viết 9 giao hưởng, nổi tiếng có các bản số 3, số 5, số 6, số 9.

– Số 3: còn được gọi là Anh hùng ca – Giọng Es-dur.

– Số 5: Định mệnh – Giọng c-moll. Gồm 4 chương. Chương I phát triển bằng thủ pháp xây dựng motif rất điêu luyện.

– Số 6: Đồng quê là giao hưởng có tiêu đề, cấu trúc 5 chương, giọng F-dur.

– Số 9: Giọng d-moll, 4 chương, chương kết viết ở D-dur “Hướng tới niềm vui” rất độc đáo vì có thêm phần hợp xướng tạo ra sự pha trộn thể loại.

+ Sáng tác sonate

Beethoven sáng tác 32 sonate cho piano. Cây đàn piano qua những âm điệu của Beethoven có sức biểu hiện như một dàn nhạc giao hưởng. Nội dung hình tượng trong các sonate piano của B. hết sức phong phú, ví như những trang nhật ký đời ông. Nổi bật là các bản số 8, số 14, số 21, số 23…

– Số 8: Pathétique (Bi hùng), giọng c-moll

– Số 23: Apassionatta, giọng fmoll

– Số 14 “Ánh trăng”. Đây là tác phẩm trữ tình nhất. Điểm độc đáo là chương I không phải là chương sonate allegro mà là chương trữ tình, chương kết mới là chương sonate với nhịp độ nhanh.

(Theo PGS. TS Nguyễn Thị Tố Mai)

Keep Reading

PreviousNext

Bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *