Nhạc sĩ WOLFGANG AMADEUS MOZART (1756 – 1791)

1. Khái quát

Mozart là nhạc sĩ người Áo, nhạc sĩ vĩ đại của trường phái cổ điển Viên thế kỷ XVIII.

Cùng với các nhạc sĩ của trường phái cổ điển, Mozart đã đưa trường phái  cổ điển Viên lên đỉnh cao rực rỡ

Ông thành công trong nhiều lĩnh vực: giao hưởng, sonate, nhạc kịch, nhạc thính phòng…

Quê hương Mozart là Salzburg (Sandơbua), một vùng phong cảnh tươi đẹp và có những điệu dân ca dân vũ tuyệt vời. Ông sinh trưởng trong một gia đình nhạc sĩ. Cha là nghệ sĩ violon của dàn nhạc hoàng cung và còn là nhà sư phạm và là người dạy đầu tiên cho Mozart. Chị của Mozart cũng là nghệ sĩ clavecin tài năng và thời nhỏ đã đi biểu diễn khắp châu Âu cùng Mozart.

Mozart là “nhạc sĩ thần đồng” có tài năng xuất chúng từ nhỏ: 3 tuổi đã biết chơi đàn, 5 tuổi đã thử sáng tác, 6 tuổi đã biểu diễn nổi tiếng khắp châu Âu, 7 tuổi đã có tác phẩm được xuất bản, 12 tuổi đã sáng tác nhạc kịch, 14 tuổi đã được viện Hàn lâm Bôlônhơ của Ý tặng danh hiệu viện sĩ. Tuy vậy, cuộc đời ông vẫn gặp bất hạnh: ốm yếu, từ khi 10 tuổi đã phải làm nhạc sĩ hầu cận và mất sớm lúc mới 36 tuổi.

Âm nhạc của Mozart mang tính nhân đạo và hiện thực sâu sắc, sáng ngời niềm tin và niềm lạc quan, giai điệu rất trong sáng, tinh tế; hình thức rất đặc trưng cho phong cách trường phái cổ điển Viên: cân đối, hài hoà, khúc chiết.

2. Giới thiệu tác phẩm

Mozart viết 41 giao hưởng, 23 opera, 19 sonate piano, 42 sonate cho violon 25 concerto cho  piano, 7 concerto cho  violon và rất nhiều tác phẩm ở đủ các thể loại như các bản song, tam, tứ, ngũ tấu đàn dây; nhiều bản fantaisie, rondo, biến tấu; các tác phẩm cho clarinette, cor, harpe; nhiều vở thanh xướng kịch, cantate, hợp xướng… các ca khúc có phần đệm piano và các ca khúc khác…

+ Sáng tác nhạc kịch của W.A. Mozart.

12 tuổi Mozart đã sáng tác nhạc kịch, ông viết 23 vở nhạc kịch.

Nhạc kịch của ông được chia làm nhiều dạng: nghiêm trang (seria), hài hước (buffa), bi hài… Ông đã đưa thêm thể loại bi hài vào opera mà vở tiêu biểu là Don Giovanni.

Các nhạc kịch tiêu biểu là: Nhạc kịch nghiêm trang có Idomenei, nhạc kịch hài hước có Đám cưới Figaro, nhạc kịch bi hài có Don Giovanni, nhạc kịch cổ tích có Cây sáo thần…

+ Sáng tác giao hưởng, sonate

Trong các sáng tác cho nhạc đàn, giao hưởng của Mozart nổi bật lên ở vị trí quan trọng. Ông viết 41 giao hưởng. Những bản thời kỳ còn trẻ mang tính chất giải trí. Ba bản thời kỳ cuối thành công hơn cả, thể hiện tính kịch và trữ tình sâu sắc là các bản 39 Es-dur, 40 g-moll và 41 C-dur.

Về dàn nhạc, ông sử dụng như Haydn, cơ sở là bộ dây, giai điệu chính thường giao cho violon 1. Khi sáng tác, ông thường viết ngay vào tổng phổ, không cần nháp. Là nhà viết nhạc kịch nổi tiếng nên giai điệu trong giao hưởng rất đẹp, có những chủ đề như aria.

Mozart viết rất nhiều sonate cho các loại nhạc cụ. Đáng kể là 19 sonate cho piaono. Đặc biệt xuất sắc là sonate piano No.11 giọng A-dur. Tác phẩm này gồm 3 chương nhưng có một điểm đặc biệt là cả 3 chương không có chương nào viết ở hình thức sonate. Chương I là chương ở hình thức biến tấu, chương II viết ở hình thức 3 đoạn phức, chương III rất nổi tiếng là chương “Hành khúc Thổ Nhĩ Kỳ, viết ở hình thức rondo.

linhk nghe/xem tư liệu

Keep Reading

PreviousNext

Bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *