Nhạc sĩ CHRISTOPH WILLIBALD GLUCK (1714 – 1787)

1. Khái quát

Đầu thế kỷ XVIII, ở châu Âu có sự khủng hoảng nhạc kịch, bắt đầu từ opera seria. Đây vốn là thể loại có cách hát bóng bẩy, có những aria cầu kỳ, bài trí công phu, lộng lẫy, được giới quý tộc vun đắp và hướng vào riêng cho giai cấp mình.

Đề tài của opera seria thường là thần thoại, lịch sử hoặc về vua chúa quý tộc, ít đề cập đến đời sống sinh hoạt hàng ngày của nhân dân. Do sự hạn hẹp về đề tài nên nhạc kịch trang nghiêm ngày càng đi vào chỗ bế tắc. Từ đó, dẫn đến khuynh hướng thiên về trau chuốt hình thức, kỹ thuật đơn thuần. Sự lạm dụng kỹ thuật khiến các aria “bel canto” vốn rất hay trở thành nhạt nhẽo, chỉ để phô trương giọng hát của ca sĩ, nhiều khi như một bài luyện giọng khô khan.

Nhu cầu xã hội đòi hỏi phải có một sự cải cách opera có tính chất hệ thống. Các nhạc sĩ J. Rameau,  P. Monsigny, A. Gretry, G.F. Haendel đã cố gắng khôi phục nhạc kịch, song chưa ai đề ra được một chương trình tổng thể. Chỉ khi có sự cải cách của C.W. Gluck thì những nhu cầu cần thiết mới được thỏa đáng.

Gluck là người đầu tiên đã cải cách nhạc kịch thành công.

Gluck đã quán triệt nguyên tắc âm nhạc phải phục vụ cho nội dung kịch. Ví dụ như: aria phải tránh phô trương kỹ thuật và phù với tình cảm của nhân vật, các màn múa không chỉ để giải trí mà phải liên quan đến nhạc kịch…

2. Giới thiệu tác phẩm

Gluck viết trên 100 vở nhạc kịch lớn nhỏ. Nổi tiếng là một số vở như:  Alceste (1767), Paride ed Elena (1770), Iphigénie en Aulide (1774), Tiếng vọng và cây thuỷ tiên…

Nổi tiếng nhất là những vở Orphée ed Eurydice sáng tác năm 1762, gồm 3 màn. Đây là vở thể hiện đầy đủ sự cải cách của ông như giai điệu của các tiết mục thanh nhạc phù hợp với tâm trạng nhân vật và cảnh kịch, không lạm dụng kỹ thuật hát, thay giọng nam castra bằng giọng tenor, sử dụng múa theo nội dung của vở kịch, khắc phục tình trạng tĩnh tại của hợp xướng…

Gluck viết 5 vở ballet, nổi tiếng là Don Giovanni Hoàng tử Trung Hoa. Ngoài ra, ông còn viết 18 giao hưởng, 8 sonate nhưng sự nghiệp của ông ghi dấu ấn nhất ở nhạc kịch.

(Theo PGS. TS Nguyễn Thị Tố Mai)

Keep Reading

PreviousNext

Bình luận

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *